Độ dốc mái tôn là gì

Độ dốc mái tôn

Độ dốc mái tôn là gì – Tiêu chuẩn để xác định như thế nào

Thiết kế một ngôi nhà không hề đơn giản, nếu trước kia người ta thường vẽ những bảng vẽ đơn sơ, tính toán đơn giản vậy là đã có thể xây nên những ngôi nhà nhỏ nhắn để sống. Thì hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều người nhận ra rằng, những ngôi nhà xây không được tính toán cẩn thận thường có tuổi thọ rất thấp.

Để có thể giúp cho ngôi nhà của bạn được duy trì lâu dài qua nhiều năm tháng, và không bị thấm dột, bạn nên thiết kế bản vẽ trước khi xây dựng. Và một trong những chi tiết quan trọng trong quá trình làm mái tôn mà bạn không thể bỏ qua đó là độ dốc mái tôn, nó là yếu tố quyết định ngôi nhà của bạn sử dụng có tốt không.

Độ dốc mái tôn
Độ dốc mái tôn

Độ dốc mái tôn là gì

Muốn biết độ dốc mái tôn là gì bạn có thể ngắm nghía căn nhà của mình sẽ nhận thấy được rằng, mái nhà của bạn nghiên theo một tỷ lệ nhất định, đó được gọi là độ dốc mái tôn. Phù hợp với kết cấu để có thể vừa đảm bảo về mặt thẩm mỹ vừa tránh được ướt dột trong những ngày mưa.

Mỗi loại mái khác nhau thì sẽ có độ dốc khác nhau và tình trạng nước đọng hay thoát nước tốt phụ thuộc vào độ dốc của mái được thiết kế có đúng không. Với những căn nhà có độ dốc càng lớn thì thoát nước càng dễ. Tuy nhiên, nếu bạn xây nhà có dốc mái nghiêng thì sẽ rất khó trong xây dựng hơn và chi phí cho vật liệu cũng nhiều hơn.

Mái tôn nào có độ dốc hợp lý, thì tối thiểu chúng phải là 10% và phụ thuộc vào vật liệu được sử dụng để làm chúng.

Những tiêu chuẩn để xác định độ dốc mái tôn

Độ dốc mái tôn lợp nhà: Với mỗi công trình khác nhau sẽ có độ dốc mái khác nhau. Tối thiểu là 10% như vậy thì nhà mới không bị ứ đọng nước và dột khi mưa xuống.

Độ dốc mái tôn lợp tầng hầm: Độ dốc tối đa của mái tôn ở dạng thiết kế này là tối đa 20%, do tầng hầm là nơi dùng để chứa đồ, xe nên chúng thường được thiết kế dốc và khá rộng. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn xác định chính xác độ dốc như thế nào thì còn tùy vào độ dốc lối đi xuống tầng hầm nữa. Với những ngôi nhà được thiết kế tầng hầm khá sâu thì tốt nhất là làm độ dốc thoải, như vậy thì sẽ phù hợp hơn.

Với mái tôn sàn bê tông, sàn vệ sinh: Với những dạng thiết kế này, độ dốc tối thiểu mà bạn cần quan tâm là 15%, như vậy thì mới có thể đảm bảo thoát hơi nước dễ dàng hơ. Và riêng đối với những dạng này thì lúc bạn bắn vít cho mái thì cần thêm Silicon, như vậy thì sẽ khó bị rỉ nước, ngăn chặn tình trạng tình trạng gỉ tôn.

Không chỉ đối với từng loại thiết kế khác nhau mà độ dốc còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong số đó phải kể đến những yếu tố sau đây:

  • Thông tin dự báo lưu lượng mua tại địa phương như thế nào, nhiều hay ít, điều đó sẽ ảnh hưởng đến nhưng phán đoán khi thiết kế. Nếu bạn không biết được khu vực mà bạn xây nhà quanh năm có mưa hay không hoặc mưa ít nhiều thế nào, thì khi xây nhà, bạn sẽ rất khó đối phó khi tình huống bất chợt xảy ra.
  • Loại tôn sử dụng cũng quyết định nên độ dốc như thế nào là đúng. Hiện nay trên thị trường có một số loại tôn như tôn 5 sóng, 11 sóng,…

Các tính độ dốc mái tôn

Công thức tính độ dốc của mái tôn:

i=m×100%=HL×100%i=m×100%=HL×100%

Trong đó:

  • i là độ dốc.
  • H là chiều cao mái.
  • L là chiều dài của mái.
  • m là hệ số độ dốc mái m= H/L = tan α.

Độ dốc 10% có chiều cao mái H = 1m, chiều dài mái L = 10m.

Độ dốc 100% là gì? Khi H=L thì độ dốc là 100% và gốc của chúng là 45 độ

Với Góc dốc (α) được được tính bằng công thức:

α=arctan(HL)/3.14×180

Với một số dạng mái tôn, bạn không cần phải dày công tính toán lại độ dốc thế nào là hợp lý, vì theo một số nghiên cứu trước đó, các kiến trúc sư đều dựa trên những phần trăm được tính sẵn, khi đó:

– 30 đến 40%: Mái lợp fibro xi măng

– 15 đến 20%: Mái lợp tôn múi

– 50 đến 60%: Mái lợp ngói

– 5 đến 8%: Mái lợp tấm bê tông cốt thép

Còn đối với trường hợp nhà có độ dốc của mái nhỏ hơn 8%, khi đó bạn cần phải tạo khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm. Với thiết kế khoảng cách giữa các khe nhiệt lớn hơn 24m theo dọc nhà. Điều đó sẽ giúp cho mái dễ dàng co dãn khi gặp nhiệt độ.

Có thể kết hợp thiết kế thêm hệ thống thoát nước, cống rãnh để có thể giúp nhà bạn không bị ngập úng.

Tuy nhiên, còn rất nhiều các dạng mái khác, nhưng chúng tôi chỉ liệt kê cho bạn những dạng thông dụng nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể dựa trên công thức phía trên đã hướng dẫn để tính độ dốc của một số công trình khác. Như vậy sẽ chính xác và trực tiếp hơn.

Sau những chia sẻ từ bài viết, mong rằng các bạn có thể hiểu thêm về cách tính độ dốc mái tôn, cái mà gắn liền với cuộc sống mỗi gia đình và có ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Xem thêm Dịch vụ sửa chữa mái tôn giá rẻ

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *